DisplayPort và HDMI được nhiều người cho rằng khi kết nối màn hình sẽ mang lại hình ảnh giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Sự khác biệt giữa hai cổng kết nối này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tần số quét, chất lượng màu sắc và độ phân giải hiển thị. Việc hiểu rõ những khác biệt này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại cổng kết nối phù hợp với nhu cầu sử dụng, từ đó nâng cao trải nghiệm hình ảnh một cách tối ưu. Hãy cùng Minh Thắng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để hiểu rõ nhé!
1. Cổng DisplayPort là gì?
Được ra đời vào năm 2006, DisplayPort là một giao diện kết nối kỹ thuật số dùng để truyền tải hình ảnh và âm thanh từ một thiết bị phát như máy tính, laptop đến một thiết bị hiển thị như màn hình, TV hoặc máy chiếu.
Cấu tạo cổng DisplayPort
Cổng DisplayPort thường được tạo thành bởi hai phần gồm cổng trên thiết bị gửi (source) và cổng trên thiết bị nhận (display).
Cổng DP trên thiết bị gửi thường có hình dạng hình chữ nhật nhỏ, là nơi kết nối cáp DP từ nguồn video chẳng hạn như máy tính hoặc laptop. Cổng gửi có thể có một số dạng khác nhau bao gồm DisplayPort Standard, Mini DisplayPort hoặc USB Type-C.
– Chuẩn DisplayPort cao cấp ở 2 dạng chính là: Mini DisplayPort và Thunderbolt.
– Cả hai cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt hoàn toàn giống nhau về mặt kích thước, chỉ có một điểm khác biệt nhỏ là cổng Mini DisplayPort có biểu tượng “màn hình” bên cạnh, còn cổng Thunderbolt là biểu tượng “tia sét”.
Đặc điểm cổng DisplayPort
Ưu điểm
+ Băng thông cao: Hỗ trợ truyền tải dữ liệu với tốc độ rất nhanh, giúp hiển thị hình ảnh với độ phân giải cao (từ 4K đến 8K) và tần số quét cao.
+ Hỗ trợ đa màn hình: Một cổng DisplayPort có thể kết nối nhiều màn hình cùng lúc thông qua công nghệ daisy-chaining.
+ Chất lượng hình ảnh và âm thanh: Truyền tải cả âm thanh và hình ảnh với chất lượng cao, âm thanh không nén.
+ Đồng bộ hóa hình ảnh: Hỗ trợ công nghệ G-Sync của NVIDIA và FreeSync của AMD giúp giảm hiện tượng rách hình và giật lag khi chơi game.
+ Tương thích ngược: Có thể kết nối với các chuẩn cũ hơn như DVI, HDMI, và VGA thông qua các bộ chuyển đổi.
Nhược điểm
+ Ít phổ biến hơn HDMI: HDMI vẫn phổ biến hơn trong các thiết bị gia đình như TV và đầu phát đa phương tiện.
+ Giá thành cáp cao hơn: Cáp DisplayPort thường đắt hơn cáp HDMI.
+ Thiết kế ít phổ biến: Một số thiết bị nhỏ gọn như laptop mỏng nhẹ thường không có cổng DisplayPort.
Cổng DisplayPort có trên các thiết bị nào?
3. So sánh giữa cổng DisplayPort và HDMI
DisplayPort | HDMI | |
---|---|---|
Cấu tạo | 20 chân nhỏ | 19 chân nhỏ |
Độ phân giải | Lên đến 4K(240Hz), 8K(85Hz) | Lên đến 4K(144Hz), 8K(30Hz) |
Chất lượng hình ảnh hiển thị | Chất lượng sắc nét hơn, rõ ràng hơn | Sắc nét, rõ ràng |
Dữ liệu truyền tải | Cả hình ảnh và âm thanh (chưa hỗ trợ Ethernet, ARC) | Cả hình ảnh và âm thành |
Mức độ tương thích với các thiết bị khác | Tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử hiện có trên thị trường | Tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử hiện có trên thị trường |
Giá cả | Chi phí cao hơn | Phổ biến và tiết kiệm hơn |
Xem thêm:
– 7 cổng kết nối cần thiết trên 1 chiếc Laptop hiện nay
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MINH THẮNG
Văn phòng 1: 12 Lê Văn Thọ, P.11, Gò Vấp, TPHCM
Văn phòng 2: 645/5 Quang Trung, P.11, Gò Vấp, TPHCM
Văn phòng 3: 174 Đặng Thúc Vịnh, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM
Email: minhthangtbvp@gmail.com
Hotline: 0908782966 (Mr. Duy)
Website: minhthang.vn