Bus RAM là một trong những thông tin quan trọng và cần thiết nhất mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi ra quyết định mua một chiếc máy tính mới hoặc nâng cấp, sửa chữa máy tính, laptop hiện tại. Vậy Bus Ram là gì? Các loại Bus Ram, cách kiểm tra Bus Ram??
1) Bus là gì?
Bus là tên viết gọn của từ Latin omnibus, là một hệ thống hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, hoặc giữa các máy tính với nhau. Khái niệm này bao gồm toàn bộ các thành phần phần cứng liên quan (như dây dẫn, cáp quang,…) và phần mềm, bao gồm cả các giao thức truyền thông (communication protocols).
Các bus máy tính đầu tiên là các dây dẫn song song với nhiều kết nối phần cứng, nhưng thuật ngữ này về sau được sử dụng cho bất cứ thiết kế vật lý nào cung cấp cùng một chức năng như một bus điện tử song song. Các bus máy tính hiện đại có thể dùng cả hai phương pháp truyền thông song song và truyền thông nối tiếp, và có thể được bố trí kết nối theo mô hình multidrop (kết nối song song) hoặc chuỗi daisy (daisy chain), hoặc được kết nối đến các bộ chuyển mạch, hay trong USB.
2) Bus Ram là gì?
Bus RAM hay còn gọi là bus của Ram có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản bus RAM là tốc độ xử lý thông tin của RAM. Bus RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh.

Bus Ram
Từ chỉ số của bus RAM, ta có thể thực hiện phép tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây bằng công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width)/8.
Với:
+ Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
+ Bus Speed: Chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xữ lý trong một giây.
+ Bus width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có Bus Width cố định là 64.
3) Các loại Bus Ram?
STT | Loại Ram | Thông tin cụ thể |
---|---|---|
1 | SDR SDRAM | – PC-66: 66MHz bus.
– PC-100: 100MHz bus. – PC-133: 133MHz bus. |
2 | DDR SDRAM | – DDR-200 hay PC-1600: 100MHz bus với 1600MB/s bandwidth.
– DDR-266 hay PC-2100: 133MHz bus với 2100MB/s bandwidth. – DDR-333 hay PC-2700: 166MHz bus với 2667MB/s bandwidth. – DDR-400 hay PC-3200: 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth. |
3 | DDR2 SDRAM | – DDR2-400 hay PC2-3200: 100MHz clock, 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
– DDR2-533 hay PC2-4200: 133MHz clock, 266MHz bus với 4267MB/s bandwidth. – DDR2-667 hay PC2-5300: 166MHz clock, 333MHz bus với 5333MB/s bandwidth. – DDR2-800 hay PC2-6400: 200MHz clock, 400MHz bus với 6400MB/s bandwidth. |
4 | DDR3 SDRAM | – DDR3-1066 hay PC3-8500: 533MHz clock, 1066MHz bus với 8528MB/s bandwidth.
– DDR3-1333 hay PC3-10600: 667MHz clock, 1333MHz bus với 10664MB/s bandwidth. – DDR3-1600 hay PC3-12800: 800MHz clock, 1600MHz bus với 12800MB/s bandwidth. – DDR3-2133 hay PC3-17000: 1066MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth. |
5 | DDR4 SDRAM | – DDR4-2133 hay PC4-17000: 1067MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.
– DDR4-2400 hay PC4-19200: 1200MHz clock, 2400MHz bus với 19200MB/s bandwidth. – DDR4-2666 hay PC4-21300: 1333MHz clock, 2666MHz bus với 21328MB/s bandwidth. – DDR4-3200 hay PC4-25600: 1600MHz clock, 3200MHz bus với 25600MB/s bandwidth. |
6 | DDR5 SDRAM | – DDR5-4800 hay PC5-38400: 2400MHz clock, 4800MHz bus với 38400MB/s bandwidth
– DDR5-5200 hay PC5-41600: 2600MHz clock, 5200MHz bus với 41600MB/s bandwidth – DDR5-5600 hay PC5-44800: 2800MHz clock, 5600MHz bus với 44800MB/s bandwidth – DDR5-6000 hay PC5-48000: 3000MHz clock, 6000MHz bus với 48000MB/s bandwidth – DDR5-6400 hay PC5-51200: 3200MHz clock, 6400MHz bus với 51200MB/s bandwidth |
4) 2 cách kiểm tra Bus Ram trên thiết bị
Kiểm tra bus RAM bằng phần mềm CPU-Z:
Bạn có thể dùng phần mềm CPU-Z để kiểm tra thông tin về bus RAM. Để biết cách sử dụng phần mềm này, hãy xem các bước sau đây.
Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z: Link tải
Bước 2: Sau khi hoàn tất cài đặt phần mềm CPU-Z, mở phần mềm và chọn mục Memory.
Ở thông số DRAM Frequency, nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) thì thông số bus RAM của bạn sẽ bằng DRAM Frequency x 2.
Kiểm tra bus RAM bằng Task Manager
Một phương pháp khác giúp bạn xem thông tin về bus RAM của bạn mà không cần phải tải ứng dụng về là sử dụng Task Manager.
Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar trong màn hình Windows > Chọn Task Manager.
Bước 2: Chọn mục Perfomance > Chọn Memory trong danh sách bên tay trái > Thông số về bus RAM của bạn nằm ở Speed.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MINH THẮNG
Văn phòng: 645/5 Quang Trung, P.11, Gò Vấp, TPHCM
Email: minhthangtbvp@gmail.com
Hotline: 0908782966 (Mr. Duy)
Website: minhthang.vn